Xin chào ae trong diễn đàn, tôi có một vấn đề này thắc mắc mong cả nhà giải quyết giúp: Tôi đang tính toán kiểm tra vách dựng kính, cửa kính lắp vào công trình xây dựng nhà cao tầng, trong đó có tính thành phần áp lực động của tải gió tác dụng lên vách dựng khung nhôm kính, cửa kính dựa trên công thức chỉ tính xung lực gió [vận dụng công thức 6.13.1 theo TCVN 2737-1995]; trong công thức này thì có giá trị nội suy, v, là hệ số tương quan không gian áp lực động của tải gió, được nội suy theo kích thước B, H của "công trình" [Bảng 10 của TCVN 2737-1995]. Có 2 quan điểm như sau:
- Quản điểm 1: Kích thước B, H của "Công trình" ở đây được hiểu là kích thước của ô kính (tức 1 khoang kính làm việc), nghĩa là công trình ở đây được hiểu là công trình riêng ô kính.
- Quan điểm 2: Kích thước B, H của "Công trình" được hiểu là kích thước của công trình xây dựng (kết cấu công trình xây dựng) nghĩa là bề mặt đón gió của toàn bộ công trình.
Giả sử nếu theo quan điểm 2 là đúng (như thông thường khi tính gió động tác dụng vào công trình xây dựng (kết cấu tổng thể công trình), thì tại sao trong bảng nội suy [Bảng 10 của TCVN 2737-1995] thì thành phần để nội suy là chiều cao công trình lại có mức nhỏ hơn 40m (mức không phải tính thành phần động của tải trọng gió).
Mong bạn nào có kinh nghiệm giải thích, chỉ dẫn giúp. Xin cảm ơn!
Thân chào các bạn!
Mình đang mô hình vào Safe để tính lực tác dụng lên cọc và tính dầm móng nhưng không rõ nguyên nhân gì mà lực ở cột chỉ 54T mà phản lực ở đầu cọc lại ra >100T. Mong các bạn có thể góp ý giúp mình, xin chân thành cảm ơn các bạn!
Anh hùng và các anh cho em hỏi chút. Em thấy trong sức bền vật liệu có học những trường hợp vật liệu chịu (nén,kéo), uốn, xoắn, và các trường hợp như (kéo, nén) uốn đồng thời, xoắn uốn đồng thời. Và sau này em cũng học cấu kiện như dầm chịu uốn, cột chịu uốn và nén, sàn chịu uốn. Nhưng khi tính etabs thì thấy dầm ngoài moomen uốn ( tức chịu uốn) còn có cả lực nén hoặc kéo và xoắn (mặt dù rất nhỏ). Thì cái em muốn hỏi là có tỷ lệ là bao nhiêu giữa các nội lực thì tính cho cấu kiện đó chỉ chịu uốn hoặc chịu cả uốn và nén (cho các trường hợp nội lực khác như xoắn và uốn.....) . và etabs khi tính thép nó có kể đến các lực như nén và xoắn không hay nó mạc định tính cho dầm (theo mình đã định nghĩa cho cấu kiến đó) là cấu kiện chịu uốn còn cột là có cả uốn và nén. giả sử trong trường hợp tổng quát không phải là 1 bài toán hay gặp mình định nghĩa cấu kiện đó là dầm nhưng khi xem nội lực thì thấy lực nén cũng rất lớn thì trường hợp này etabs nó có phát hiện để xử lý cho mình không ah. (hay là ta luôn luôn phải suy đoán các dạng chịu lực của cấu kiện để định nghĩa cho chúng).
mình gặp phải 1 hồ sơ địa chất mà lớp đá rất yếu(hình đính kèm). Công trình mình đang tính ở LK3, nếu tính theo cọc chống bình thường thì sức chịu tải ra quá nhỏ , bên địa chất nói SPT của lớp đá yếu này >100 , mình đang phân vân, mình vẫn tính theo công thức là cọc ma sát nhưng lớp cuối mình đưa lớp đá với SPT 100 , ko biết như thế có hợp lý ko. xin ý kiến mọi người. Thanks all
Chào anh Hùng và cả nhà,
Em đang thiết kế 1 công trình khung kính cao khoảng 10m, có hệ trục đứng là thép ống D150 còn lại là thép giằng như hình. Em có 2 câu hỏi như sau:
1. Tuy khung kính nhưng em quy hết tải gió về cột biên, tại em thấy nếu mô phỏng kính vào thì kính sẽ giằng hệ khung lại, như vậy là không đúng thực tế (kính ốp ngoài). Em làm vậy có đúng không?
2. Hệ khung có những thanh giằng, nếu không release moment thì moment nó ra quá lớn và không thỏa, vậy trường hợp này em cần release hay không?
Ngoài ra thì mọi người ai có chi tiết liên kết các thép ống với cấu kiện có thể gửi em tham khảo với tại trước giờ em cũng chưa làm thép ống bao giờ.
Em xin cảm ơn.
Thân chào bạn Hùng và các bạn trong diễn đàn! Mình đang có một vấn đề thắc mắc là theo như trong mục 8.1.2.4.4 của tiêu chuẩn 5574:2018 thì chiều dài tính toán Lo của cấu kiện chịu nén lệch tâm với 1 đầu ngàm cứng 1 đầu khớp cố định thì tính là 0.7L, 1 đầu ngàm cứng với 1 đầu khớp mềm (cho phép gối tựa dịch chuyển hạn chế) thì lại lên thành 1.5L. Vậy với liên kết của mình như ở hình dưới đây thì liên kết nào được tính là khớp cố định và liên kết nào được tính là khớp mềm. Rất mong được bạn Hùng và các bạn góp ý và giải đáp giúp mình! Trân trọng cảm ơn các bạn!
Team KCS và anh Hùng xem có thể hỗ trợ update phần mềm bằng tay, thay vì cài đặt như hiện tại không ? Extract thẳng vào folder Ketcausoft tại đường dẫn "C:\Ketcausoft" ?
Vì có vấn đề là khi dùng máy công ty, muốn xin chạy file setup thì phải nhờ tới IT, rất là phiền.
Thông thường khi lấy STC cho cọc chống, thường lấy theo STC vật liệu của cọc, mình thắc mắc ko biết lực ép(max,min) mình quy định thế nào, vì nếu dùng công thức theo tiêu chuẩn, thì lực ép lớn hơn Pvl nên sẽ bị vỡ cọc??? hay mình cứ chọn đại 1 giá trị STC tính toán nào đó, đáp ứng yêu cầu chịu lực và kinh tế của công trình, nhưng Pmax tính tính ra vẫn phải bé hơn PVL
Chào mọi người,
Như tiêu đề thì mình muốn hỏi là cái việc nối thép cột vách 2 tầng liên tiếp ko quá 8mm như các thầy dạy có trong TC nào ạ? Mình đi làm thấy chủ đầu tư ép là tối ưu thép nhảy 28 xuống 16 luôn mà ko phải là 28 22 16 nên không biết giải thích sao.
Xin cảm ơn ạ.