Đánh giá chủ đề:
  • 0 Vote(s) - Trung bình 0
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Chọn sơ bộ cấu kiện cột dầm sàn và móng BTCT
#1
Em chào Anh Hùng và các anh em
em hiện đang tự vọc và nghiên cứu về KC
Hiện em chưa hiểu nguyên lý và cách tính toán lựa chọn tiết diện cột dầm sàn, móng, móng cọc
Mong anh Hùng có thể hướng dẫn em được không anh?
nếu có file mẫu hồ sơ thiết kế của công trình nào xin anh gửi cho em tham khảo với anh nhé
chân thành cảm ơn anh
địa chỉ email của em : duchoatla@gmail.com
[-] The following 1 user says Thank You to duchoabn for this post:
  • vsc.anmc@gmail.com
Trả lời
#2
(12-17-2012, 03:31 AM)duchoabn Đã viết: Em chào Anh Hùng và các anh em
em hiện đang tự vọc và nghiên cứu về KC
Hiện em chưa hiểu nguyên lý và cách tính toán lựa chọn tiết diện cột dầm sàn, móng, móng cọc
Mong anh Hùng có thể hướng dẫn em được không anh?
nếu có file mẫu hồ sơ thiết kế của công trình nào xin anh gửi cho em tham khảo với anh nhé
chân thành cảm ơn anh
địa chỉ email của em : duchoatla@gmail.com
.
Phương pháp lựa chọn tiết diện dầm, cột, sàn được đề cập tương đối kỹ trong các giáo trình BTCT tập 1, 2 và cuốn hướng dẫn thiết kế sàn BTCT toàn khối (hướng dẫn đồ án BT1). Nếu bạn có ý định tìm hiểu về KC thì nên sắm các cuốn này. Vì rất cơ bản và cần thiết. Ngoài ra cần tìm hiểu các tiêu chuẩn như: Tải trọng và tác động (2737-1995) và thiết kế kết cấu BTCT (356-2005) - có thể download các tiêu chuẩn tại đây: http://www.thuvien.ketcausoft.com/pages/...et-cau.php

Có thể tóm tắt nguyên lý như sau:
  • Tải trọng (từ đó dẫn đến nội lực và chuyển vị) là yếu tố quyết định cho việc lựa chọn tiết diện của cấu kiện. Tuy nhiên có các công thức sơ bộ cho việc lựa chọn tiết diện cấu kiện được trình bày sau đây
  • Đối với dầm: h = (1/10 ~ 1/15)*L đối với dầm chính; h = (1/15 ~ 1/20) * L đối với dầm phụ; b = (0.3 ~ 0.5)*h. Trong đó L là nhịp dầm
  • Đối với cột: b*h = (1.2 ~ 1.5)*N/Rb; b = (0.25 ~ 1)*h. Trong đó N là lực dọc, Rb là cường độ chịu nén tính toán của cột. Lực dọc có thể lấy bằng = (diện chịu tải mỗi tầng) * (số tầng) * (tải trọng trên 1 mét vuông sàn). Trong đó tải trọng trên 1 mét vuông sàn có thể lấy bằng 1.2T/m2
  • Đối với sàn: d = (1/40 ~ 1/50)*L1
  • Đối với móng: Số cọc n = N / [P], trong đó N là lực dọc đã đề cập ở phần cột. [P] là sức chịu tải của mỗi cọc.
Trả lời
#3
Hay quá em cảm ơn anh nhiều
thực ra em rất thích làm mảng KC tuy nhiên hiện nay do kiếm việc cũng khó mà em thấy lương cho kỹ sư mới ra thì thấp quá nền thích thì cũng đành tự vọc.
anh ơi anh có cuốn giáo trình BTCT 1,2 và cuốn hướng dẫn thiết kế bê tông toàn khối ( HD đồ an BT 1 ) chuẩn anh gửi cho em qua mail (duchoatla@gmail.com) với anh nhé, em tìm trên mạng nhưng nhiều tài liệu quá em không biết nên tham khảo tài liệu nào nữa
Em chân thành cảm ơn anh
Trả lời
#4
A Hùng ơi! A gửi cho em Hướng dẫn thiết kế bê tông toàn khối chuẩn để em tham khảo a nhé. nếu có đồ án kết cấu thì A gửi cho e qua thư: Dungmen84@gmail.com. Cảm ơn A
Trả lời
#5
Em chào anh Hùng
Anh cho em hỏi tải trọng trên 1 mét vuông sàn có thể lấy bằng 1.2T/m2
được áp dụng với những loại công trình nào vậy anh?
hay mình chỉ sử dụng con số 1.2T/m2 đễ sử dụng cho bài tập
Trả lời
#6
(03-06-2014, 04:05 PM)Pham Hoang Đã viết: Em chào anh Hùng
Anh cho em hỏi tải trọng trên 1 mét vuông sàn có thể lấy bằng 1.2T/m2
được áp dụng với những loại công trình nào vậy anh?
hay mình chỉ sử dụng con số 1.2T/m2 đễ sử dụng cho bài tập
.
Con số này có thể dùng chung cho các kết cấu khung BTCT sàn dầm thông thường em ạ.
Trả lời
#7
(03-06-2014, 11:12 PM)Ho Viet Hung Đã viết:
(03-06-2014, 04:05 PM)Pham Hoang Đã viết: Em chào anh Hùng
Anh cho em hỏi tải trọng trên 1 mét vuông sàn có thể lấy bằng 1.2T/m2
được áp dụng với những loại công trình nào vậy anh?
hay mình chỉ sử dụng con số 1.2T/m2 đễ sử dụng cho bài tập
.
Con số này có thể dùng chung cho các kết cấu khung BTCT sàn dầm thông thường em ạ.
dạ em cảm ơn anh nhiều
Trả lời
#8
(12-17-2012, 05:44 AM)Ho Viet Hung Đã viết:
(12-17-2012, 03:31 AM)duchoabn Đã viết: Em chào Anh Hùng và các anh em
em hiện đang tự vọc và nghiên cứu về KC
Hiện em chưa hiểu nguyên lý và cách tính toán lựa chọn tiết diện cột dầm sàn, móng, móng cọc
Mong anh Hùng có thể hướng dẫn em được không anh?
nếu có file mẫu hồ sơ thiết kế của công trình nào xin anh gửi cho em tham khảo với anh nhé
chân thành cảm ơn anh
địa chỉ email của em : duchoatla@gmail.com
.
Phương pháp lựa chọn tiết diện dầm, cột, sàn được đề cập tương đối kỹ trong các giáo trình BTCT tập 1, 2 và cuốn hướng dẫn thiết kế sàn BTCT toàn khối (hướng dẫn đồ án BT1). Nếu bạn có ý định tìm hiểu về KC thì nên sắm các cuốn này. Vì rất cơ bản và cần thiết. Ngoài ra cần tìm hiểu các tiêu chuẩn như: Tải trọng và tác động (2737-1995) và thiết kế kết cấu BTCT (356-2005) - có thể download các tiêu chuẩn tại đây: http://www.thuvien.ketcausoft.com/pages/...et-cau.php

Có thể tóm tắt nguyên lý như sau:
  • Tải trọng (từ đó dẫn đến nội lực và chuyển vị) là yếu tố quyết định cho việc lựa chọn tiết diện của cấu kiện. Tuy nhiên có các công thức sơ bộ cho việc lựa chọn tiết diện cấu kiện được trình bày sau đây
  • Đối với dầm: h = (1/10 ~ 1/15)*L đối với dầm chính; h = (1/15 ~ 1/20) * L đối với dầm phụ; b = (0.3 ~ 0.5)*h. Trong đó L là nhịp dầm
  • Đối với cột: b*h = (1.2 ~ 1.5)*N/Rb; b = (0.25 ~ 1)*h. Trong đó N là lực dọc, Rb là cường độ chịu nén tính toán của cột. Lực dọc có thể lấy bằng = (diện chịu tải mỗi tầng) * (số tầng) * (tải trọng trên 1 mét vuông sàn). Trong đó tải trọng trên 1 mét vuông sàn có thể lấy bằng 1.2T/m2
  • Đối với sàn: d = (1/40 ~ 1/50)*L1
  • Đối với móng: Số cọc n = N / [P], trong đó N là lực dọc đã đề cập ở phần cột. [P] là sức chịu tải của mỗi cọc.
anh ui cách chon sơ bộ đó có chính xác không anh? Trong cuốn BTCT 1 của Võ Bá Tầm

thì:
  • Đối với dầm: h = (1/8 ~ 1/12)*L đối với dầm chính; h = (1/12 ~ 1/16) * L đối với dầm phụ; b = (0.25~ 0.5)*h. Trong đó L là nhịp dầm
Trả lời
#9
(05-16-2014, 04:21 PM)vantruong Đã viết: anh ui cách chon sơ bộ đó có chính xác không anh? Trong cuốn BTCT 1 của Võ Bá Tầm

thì:
  • Đối với dầm: h = (1/8 ~ 1/12)*L đối với dầm chính; h = (1/12 ~ 1/16) * L đối với dầm phụ; b = (0.25~ 0.5)*h. Trong đó L là nhịp dầm
.
Bạn nên lưu ý thật sâu sắc rằng các công thức trên (do mình nêu ra hay trong giáo trình của Võ Bá Tầm) đều là các công thức tính toán sơ bộ, mang tính kinh nghiệm, không phải là chân lý, không chính xác tuyệt đối.
Sau khi phân tích xong nội lực và tính toán cốt thép, kiểm tra các điều kiện về độ võng và chuyển vị, mới có quyết định cuối cùng về kích thước cấu kiện
Trả lời
#10
Anh cho em hỏi tải trọng trên 1 mét vuông sàn có thể lấy bằng 1.2T/m2
sao em tinh thì không đến 1.2T/m2 em tính phần tỉnh tải: 392Kg/m2, Phần hoạt tải :200Kg/m2
Trả lời


Đi tới chuyên mục:


Thành viên đang xem chủ đề: 2 Khách